Chống thấm ngược là gì?
Nếu chống thấm thuận là xử lý ngăn nước cùng chiều với hướng xâm nhập của nguồn gây thấm thì chống thấm ngược là xử lý theo hướng ngược lại, có nghĩa là xử lý đối chiều với nguồn gây thấm.
Hiểu một cách đơn giản như sau: Nước ngấm từ mặt bên ngoài tường vào, ta tạo lớp chống thấm ở mặt bên trong tường. Hoặc nước ngấm từ trong bể ra, ta tạo chống thấm bên ngoài bể thì cũng là chống thấm ngược.
Để hiệu quả, chúng ta cần sử dụng vật liệu chống thấm có độ bám dính tốt và có khả năng thẩm thấu vào thân bê tông. Để từ đó, lớp màng trong thân bê tông ngăn chặn việc thấm nước tốt hơn.
Nguyên nhân gây thấm ngược
- Thấm ẩm tăng lên trên tường thông qua các mao dẫn trong lòng kết cấu bê tông, kết cấu tường gạch gây ẩm ướt trên tường và sàn nhà.
- Vào những ngày mưa, nước mưa bắn vào tường bên ngoài gây ra ẩm ướt trên tường.
- Độ ẩm trong không khi gây ngưng tụ, lắng đọng trên tường và trần nhà gây ra thấm dột.
- Quá trình xây dựng phần móng, phần chân tường, người thợ không sử dụng đủ vữa xi măng, gây nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch. Đây chính là điều kiện lý tưởng để nước thấm nhanh và thấm sâu vào chân tường.
Chống thấm ngược được sử dụng trong trường hợp nào?
- Thấm tường do nước lọt vào giữa 2 khe nhà giáp nhau
- Bể bơi, bể chứa nước ngầm, tầng ngầm, móng có nguy cơ bị thấm do mạch nước bên ngoài
- Tường bên ngoài bị thấm do vết nứt rạn hoặc do tường đã cũ
Nguyên tắc chống thấm ngược
Do áp lực nước từ phía trong tường đẩy ra bề mặt lớp chống thấm, nên có xu hướng tách lớp chống thấm khỏi tường. Do đó, nguyên tắc để chống thấm ngược là lớp chống thấm cần có khả năng bám dính mạnh mẽ vào tường, và có tính đàn hồi tốt.
Ngoài ra màng chống thấm ngược phải bao phủ toàn bộ bức tường, mặt sàn một cách liền mạch.
Phương pháp chống thấm ngược hiệu quả
Hiện nay, phương pháp chống thấm ngược thường được tiến hành bằng 3 cách là sử dụng hóa chất chống thấm quét lên bề mặt cần chống thấm; Sử dụng màng bitum; Sử dụng phụ gia chống thấm. Sau đây chống thấm Thành Tâm sẽ giới thiệu đến khách hàng phương pháp chống thấm ngược hiệu quả bằng Sika.
Sika là chất phụ gia được sử dụng trong chống thấm ngược. Sika dạng lỏng thường là các loại polymer tổng hợp tồn tại dạng nhũ tương (emulsion) hoặc huyền phù (dispersion) có tác dụng chính là dẻo hóa và tăng bám dính cho thành phần bột chủ yếu là xi măng.
Ưu điểm:
- Khả năng thẩm thấu cực tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với chất liệu cần xử lý
- Lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ hàng chục năm
- Thi công dễ dàng, kể cả trên bề mặt không bằng phẳng, hay các góc cạnh
- Không kén chọn bề mặt cần chống thấm dột triệt để
Quy trình thi công chống thấm ngược bằng Sika
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ máy móc
Vật liệu để thi công: Sika Latex
Dụng cụ máy móc: Khoan, đục nhon, búa đục, búa băm, bàn chải sắt, chổi, bay trát vữa …
Bước 2: Vệ sinh bề mặt thi công sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đảm bảo không còn bụi bẩn để giúp cho việc thẩm thấu chất chống thấm được hiệu quả hơn.
Bước 3: Bắt đầu tiến hành xử lý chống thấm ngược
Cần cố định lại, bảo vệ cổ ống thoát xuyên sàn bằng vữa đổ bù không co ngót
Quét lớp lót chống thấm lên bề mặt, sau đó đợi khoảng 2 – 3h để lớp lót chống thấm khô
Quét lớp chống thấm Sika lên, trung bình mình sẽ quét từ 2 – 3 lớp. Chờ khoảng 3 – 4h để lớp chống thấm khô rồi sau đó quét lớp thứ 2, làm tương tự với các lớp khác.
Bước 4: Bàn giao công trình cho khách hàng
Ngâm nước để kiểm tra, tiến hành gia cố lại nếu xảy ra sự cố, lát hoàn thiện và bàn giao công trình cho khách hàng.
|